Trong lĩnh vực thiết kế nội thất, vật liệu đóng vai trò quan trọng không chỉ về mặt cấu trúc mà còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và cảm nhận không gian. Hiểu rõ về bản chất và bề mặt của các vật liệu nội thất giúp chúng ta lựa chọn và sử dụng chúng một cách hiệu quả, tạo nên những không gian sống tiện nghi và đẹp mắt.
Bản chất của vật liệu
Hoàn thiện một ngôi nhà không chỉ để ngắm nhìn mà còn phải căn cứ vào thực tế sử dụng. Nhiều gia chủ chỉ hình dung rõ ràng không gian nhà mình khi công trình đã gần hoàn thành, lúc đó việc tính toán để có bề mặt chất liệu đẹp và hợp phong thủy trở nên khó khăn. Vì vậy, cần hiểu rằng không có ranh giới rõ ràng giữa phần thô và phần hoàn thiện của ngôi nhà nếu muốn chủ động điều chỉnh mọi thứ, đặc biệt là các yếu tố phong thủy.
Việc bổ sung các chi tiết trang trí như một bức tranh trên tường hay một chiếc đèn trên bàn sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc lắp đặt một mảng trần gỗ trên cao hoặc quyết định sử dụng đá trắng cho gian bếp. Những thay đổi này thường liên quan đến hệ khung xương, hệ kỹ thuật và quan trọng nhất là tác động cụ thể của vật liệu đối với người sử dụng.
Chọn vật liệu hoàn thiện nội thất dung hòa yếu tố phong thủy là cách chọn lựa sao cho các thông số liên quan đến kỹ thuật, mệnh trạch tương phối với gia chủ được tương hòa với dáng vẻ bề ngoài và chất cảm bề mặt. Đây là một hệ thống các tiêu chí tương tác qua lại với nhau, đòi hỏi nhiều bên hợp tác để tư vấn cho gia chủ đi đến chọn lựa tối ưu về nhiều mặt, trong đó nổi bật với các loại vật liệu sau:
- Gỗ tự nhiên: Gỗ là một trong những vật liệu nội thất phổ biến nhất, được ưa chuộng bởi tính bền vững và vẻ đẹp tự nhiên. Các loại gỗ như gỗ sồi, gỗ óc chó, và gỗ teak đều có những đặc điểm riêng biệt về màu sắc, vân gỗ và độ cứng. Gỗ tự nhiên mang lại cảm giác ấm cúng và sang trọng cho không gian sống.
- Kim loại: Kim loại, bao gồm nhôm, thép không gỉ, thường được sử dụng trong nội thất hiện đại và công nghiệp. Chúng có độ bền cao, dễ uốn và tạo hình, đồng thời mang lại vẻ đẹp lạnh lùng, mạnh mẽ. Kim loại cũng thường được kết hợp với các vật liệu khác như gỗ hoặc kính để tạo nên sự tương phản thú vị.
- Kính: Kính là vật liệu mang lại sự thông thoáng và mở rộng không gian. Nó thường được sử dụng trong các ứng dụng như cửa, vách ngăn, và bàn kính. Kính có thể được xử lý để tăng độ bền và an toàn, chẳng hạn như kính cường lực hay kính laminate.
- Nhựa: Nhựa là vật liệu đa năng với khả năng tạo hình linh hoạt và chi phí thấp. Các loại nhựa như PVC, acrylic và polycarbonate được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất từ ghế, bàn, đến các phụ kiện trang trí.
Vai trò của vật liệu trong thiết kế, decor không gian nội, ngoại thất công trình
Trong thiết kế hiện đại, các kiến trúc sư ngày càng hiểu rõ hơn về tính năng, giá trị thẩm mỹ và sự truyền tải cảm xúc của vật liệu, biết cách áp dụng vào từng trường hợp cụ thể dựa trên thể loại công trình, chủ đề, bối cảnh,… để tạo nên những công trình thực sự ấn tượng.
Giá trị thẩm mỹ bao gồm những biểu hiện vốn có của vật liệu như khả năng chịu lực, được dùng trong các hệ kết cấu, và tính chất bề mặt, màu sắc để hoàn thiện nội ngoại thất, tạo nên sự bền vững và vẻ đẹp của công trình. Mỗi hệ kết cấu dù đơn giản hay phức tạp đều ẩn chứa nét đẹp riêng.
Hệ kết cấu gỗ mang vẻ đẹp truyền thống, ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên, trong khi kết cấu nhôm kính tạo cảm giác thông thoáng, hiện đại, giúp mở rộng không gian và tối đa hóa ánh sáng tự nhiên. Kết cấu bê tông mang lại cảm giác mạnh mẽ, công nghiệp, thường được sử dụng trong các thiết kế mang tính chất hiện đại, tối giản. Hệ giàn không gian với ống thép dài và mảnh tạo hình cong nhẹ nhàng, tinh tế. Giá trị biểu hiện này còn được tạo nên bởi cảm quan của vật liệu tương ứng (gỗ, tre, nhôm kính, bê tông, vật liệu tổng hợp) cùng hình thức của chính hệ kết cấu đó.
Mỗi loại vật liệu truyền tải cảm xúc đến công chúng và tạo không gian sống động ở mức độ khác nhau.
- Vật liệu màu sáng: Tạo cảm giác vui tươi, năng động và rộng rãi. Phù hợp với các không gian công cộng như thư viện, nhà văn hóa, sân bay.
- Vật liệu màu sẫm: Mang lại cảm giác ấm áp, sang trọng, phù hợp với các không gian như nhà hàng, khách sạn, lăng tẩm.
- Vật liệu nhám: Tạo cảm giác thô mộc, gần gũi với thiên nhiên.
- Vật liệu trơn nhẵn: Đem lại cảm giác hiện đại, chỉn chu và tinh tế.
Cảm giác này có thể thay đổi, tùy thuộc vào cách phối kết các loại vật liệu và tỷ lệ sử dụng của từng thành phần trong tổng thể. Ý tưởng tạo hình của kiến trúc sư là yếu tố quyết định, được hỗ trợ bởi các kỹ sư kết cấu và kỹ sư vật liệu trong việc lựa chọn và tính toán.
Mỗi công trình là một câu chuyện và một thông điệp mà kiến trúc sư muốn truyền tải đến xã hội, là sản phẩm của sự sáng tạo và chắt lọc, kết hợp hài hòa giữa công năng, tính thẩm mỹ và các yếu tố kỹ thuật, tạo nên những cảm giác và ấn tượng ban đầu đối với gia chủ, tạo nên những không gian sống tiện nghi, thẩm mĩ, bền đẹp với thời gian.
Nhôm tấm nội thất PMA – vật liệu xu hướng cho các công trình dân dụng
Nhôm tấm nội thất là một loại vật liệu được chế tạo từ kim loại nhôm, qua quá trình cán mỏng và xử lý bề mặt để tạo ra các tấm nhôm phẳng, mịn với độ dày đa dạng nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong các ứng dụng nội thất.
Vật liệu này được ưa chuộng trong cách thiết kế nội thất nhờ vào khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt, cùng với đó là trọng lượng siêu nhẹ và dễ dàng tạo hình, thi công. Thông thường, người ta sẽ phủ bên ngoài vật liệu này một lớp sơn tĩnh điện để tăng tính thẩm mỹ và đa dạng hóa màu sắc.
Tích hợp nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng chống ăn mòn, đa dạng màu sắc, lắp đặt dễ dàng, cách nhiệt hoàn hảo, nhôm tấm nội thất PMA đang trở thành xu hướng và biểu tượng mới trong ngành thiết kế nội thất.
Nhôm tấm nội thất PMA được sản xuất đa dạng về kiểu dáng, kích thước, độ dày. Cụ thể, biên độ dày dao động 18mm, biên độ rộng linh hoạt khi dựa theo kích cỡ, đặc điểm, tấm nhôm nội thất PMA được chia thành các 2 loại: Hệ Pano nội thất cho bản cánh và Pano nội thất cho bản khung, bề mặt nhẵn và liền mạch, in chuyển mạch màu vân gỗ, không phai màu, bong tróc trong quá trình sử dụng. Kích thước và độ dày mới này giúp cho nhôm tấm nội thất PMA đáp ứng hầu hết mọi yêu cầu của thiết kế nội thất như: tủ bếp, tủ quần áo, tủ rượu, tủ trưng bày,… biến công trình kiến trúc trở thành một tác phẩm nghệ thuật vô cùng hoàn hảo.
Nhôm tấm nội thất PMA nổi bật với khả năng chống ăn mòn ấn tượng, giúp sản phẩm duy trì độ bền màu cao trong quá trình sử dụng, đặc biệt vô cùng thích hợp khi thi công tủ bếp nội thất ở môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao khi nấu nướng. Nhờ đó, sản phẩm hoàn toàn không bị Oxy hóa hay rỉ sét sau thời gian dài.
Vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các không gian nội, ngoại thất công trình. Hiểu rõ và sử dụng hợp lý vật liệu như nhôm tấm nội thất PMA giúp kiến trúc sư và nhà thiết kế tạo ra những không gian đẹp mắt, chức năng và đầy cảm xúc, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của gia chủ, là giải pháp hoàn hảo cho các thiết kế, decor công trình dân dụng.
cửa nhôm kính | cửa nhôm | cửa lùa nhôm | cửa nhôm 4 cánh | cửa nhôm thủy lực |
cửa sổ mở quay | cửa đi mở quay | cửa trượt | nhôm PMA| PMA Platinum | PMA Classic 58 | Lux 65 | 55 vát cạnh
Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại ATC Việt Nam.
Hotline: Miền Bắc: 098 999 85 79 – Miền Nam: 091 328 92 62
Email: nhompma@gmail.com